Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Sinh học Đề 31

Thí sinh đọc kỹ đề trước khi làm bài
Cài đặt đề thi
Thời gian làm bài

Vui lòng cài đặt đề thi trước khi làm bài

Câu 1 Trong cơ thể sinh vật, các protein được cấu tạo từ hàng trăm đến hàng nghìn amino acid. Các amino acid trong chuỗi protein được liên kết với nhau bằng loại liên kết hóa học nào để tạo thành chuỗi polypeptide bền vững?
Câu 2 Hình 1 mô tả một cặp tế bào sinh trứng và sinh tinh cùng loài đang giảm phân. Biết rằng tế bào sinh trứng có một cặp nhiễm sắc thể (NST) không phân li trong giảm phân I, tế bào sinh tinh giảm phân bình thường. Hợp tử được hình thành do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử này có thể mang bao NST?
Câu 3 Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm cho cây thủy sinh vào trong hai bình kín: Bình A: có nước và khí carbon dioxide (CO₂). Bình B: có nước tinh khiết không chứa CO₂. Sau vài giờ chiếu sáng, chỉ bình A xuất hiện bọt khí trên lá cây. Nhận định nào sau đây đúng về thí nghiệm trên?
Câu 4 Khi nói về đặc điểm của mạch gỗ và mạch rây, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 5 Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Hình 2 thể hiện cây phát sinh chủng loại gồm các nhóm sinh vật thuộc các nhánh khác nhau.

Phát biểu nào sau đây thể hiện đúng bản chất của cây phát sinh chủng loại?
Câu 6 Một học sinh đưa ra một số nhận định về mối quan hệ tiến hóa giữa các nhóm sinh vật như sau: 1. Nhóm động vật có tổ tiên chung gần với nấm và thực vật hơn so với nhóm vi khuẩn. 2. Vi khuẩn và vi sinh vật cổ có tổ tiên chung nhưng phân nhánh sớm nhất. 3. Động vật và thực vật không thể có gene tương đồng vì thuộc hai nhánh khác nhau. 4. Các nhóm sinh vật nhân thực (nấm, thực vật, động vật) có tổ tiên chung gần nhau hơn so với vi khuẩn.
Những nhận định nào sau đây là đúng?
Câu 7 Tại quần đảo Galápagos, loài chim sẻ (Geospiza fortis) có kích thước mỏ thay đổi, phù hợp với loại hạt cây mà chúng sử dụng làm thức ăn. Năm 1977, một đợt hạn hán kéo dài đã làm phần lớn cây có hạt nhỏ bị chết, khiến nhiều chim sẻ mỏ nhỏ không thể sống sót. Sau sự kiện này, kích thước mỏ trung bình của quần thể chim tăng từ 9,4 mm (năm 1976) lên 10,2 mm (năm 1978). Dưới đây là một số sự kiện liên quan:
Câu 8 Trong một thí nghiệm mô phỏng điều kiện khí quyển nguyên thủy của Trái Đất (gồm CH₄, NH₃, H₂ và H₂O), người ta thu được một số hợp chất hữu cơ đơn giản như amino acid sau khi cho phóng điện để giả lập sấm sét trong khí quyển nguyên thủy. Điều này giúp chứng minh giả thuyết nào sau đây về giai đoạn tiến hóa hóa học?
Câu 9 Một người phụ nữ mắc một bệnh di truyền do gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường kết hôn với một người đàn ông không mang allele bệnh. Họ có hai con trai và một con gái, trong đó một người con trai bị bệnh, hai người con còn lại bình thường. Phả hệ nào sau đây phù hợp nhất với thông tin đã cho?
Câu 10 Trong thí nghiệm lai giữa cây cải bắp (2n = 18) và cây cải củ (2n = 18), hầu hết con lai khác loài được tạo ra đều bị bất thụ, nhưng một số ít cây có khả năng sinh sản do đột biến làm tăng gấp đôi số lượng nhiễm sắc thể, tạo thành loài mới. Phát biểu nào sau đây Sai?
Câu 11
Có bao nhiêu chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn này?
Câu 12 Trong một khu rừng rậm nhiệt đới, chim sáo thường đậu trên lưng trâu rừng để bắt các loài ký sinh như ve, bọ... Trong khi chim sáo có thức ăn, trâu rừng lại được làm sạch da. Mối quan hệ sinh thái giữa chim sáo và trâu rừng là
Câu 13 Các nhà khoa học có thể tạo ra DNA tái tổ hợp bằng cách kết hợp một gene có lợi từ tế bào người với plasmid của vi khuẩn. Kỹ thuật này được ứng dụng trong sản xuất insulin, hormone tăng trưởng, vaccine. Hình 4 mô tả các bước cơ bản trong quy trình tạo plasmid tái tổ hợp mang gene người bằng kỹ thuật di truyền. Cho các bước sau: 1. Sử dụng enzyme ligase để nối gene người vào plasmid đã cắt. 2. Chuyển DNA tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn. 3. Tách plasmid ra khỏi tế bào vi khuẩn. 4. Cắt gene người và plasmid bằng enzyme giới hạn. 5. Tách DNA chứa gene mong muốn từ tế bào người.
Trình tự đúng của các bước tạo plasmid tái tổ hợp là:
Câu 14 Phenylketonuria (PKU) là một rối loạn di truyền do đột biến gene PAH nằm trên nhiễm sắc thể thường, gây thiếu hụt enzyme phenylalanine hydroxylase, dẫn đến tích tụ phenylalanine trong cơ thể. Bệnh nhân PKU nếu không được điều trị có thể bị tổn thương não nghiêm trọng. Một cặp vợ chồng đều không biểu hiện triệu chứng PKU, nhưng có một đứa con đầu lòng mắc bệnh. Trong trường hợp này, tư vấn di truyền nào dưới đây là phù hợp cho cặp vợ chồng khi dự định sinh thêm con?
Câu 15 Nhiều giống cây trồng ở Việt Nam đã được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính, mang lại năng suất cao, khả năng chống chịu tốt và chất lượng nông sản vượt trội. Theo tài liệu, giống ngô lai VN116 cho năng suất tới 92,5 tạ/ha; giống mía lai PH1 cho năng suất và chất lượng cao; giống cao su CNS 831 là kết quả lai giữa dòng Vàng và Kim Tuyến; còn giống lúa thơm ST25 có hương vị đặc biệt, từng đạt giải
Câu 16
Dạng đột biến này được gọi là
Câu 17
Nhận định nào sau đây là đúng?
Câu 18 Giải pháp nào sau đây không phù hợp với mục tiêu phục hồi rừng và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước?
Câu 19 Ở một loài cây ăn quả, xét ba tính trạng: màu vỏ quả, chiều cao thân và hình dạng lá. Cho biết mỗi gene quy định một tính trạng và các cặp gene nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Các nhà khoa học tiến hành ba phép lai và thu được kết quả như sau:
a) Tính trạng màu vỏ quả do một gene quy định, allele quy định vỏ vàng trội hoàn toàn so với vỏ xanh
b) Có 4 gene quy định ba tính trạng màu vỏ quả, chiều cao thân và hình dạng lá.
c) Cây vỏ xanh, thân cao, lá bầu dục có số kiểu gene quy định nhiều gấp đôi so với cây vỏ vàng, thân cao, lá tròn.
d) Khi tiến hành cho giao phấn cây vỏ vàng, thân cao, lá tròn với nhau thì đời con kiểu hình vỏ xanh, thân thấp, lá tròn đồng hợp lặn về tất cả các cặp gene chiếm tỉ lệ 1/134.
Câu 20 Cấu trúc tuổi là yếu tố phản ánh sự phân bố theo nhóm tuổi trong một quần thể. Tùy theo điều kiện sống, mức sinh – tử – phát triển, cấu trúc tuổi có thể biểu hiện quần thể trẻ, ổn định hoặc suy thoái. Hình 7 mô tả tháp tuổi của 3 quần thể với trạng thái phát triển khác nhau. Việc hiểu và phân tích cấu trúc tuổi giúp đánh giá khả năng phát triển và ổn định của quần thể trong tự nhiên hoặc trong sản xuất, quản lý nguồn lợi sinh vật.
a) Hình 7B thể hiện cấu trúc tuổi của quần thể đang phát triển.
b) Loài cấu trúc tuổi giống Hình 7C có khả năng duy trì quần thể ổn định nhất.
c) Nếu trong một quần thể, nhóm tuổi sau sinh sản chiếm tỉ lệ cao thì quần thể đang có xu hướng phát triển
d) Nhóm cá thể đang sinh sản là nguồn duy trì quần thể, nếu bị đánh bắt quá mức sẽ khiến quần thể khó phục hồi, ảnh hưởng đến bền vững tài nguyên.
Câu 21 Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của vận động đến nhịp tim ở người. Thí nghiệm được thực hiện như sau:
a) Bước 3 trong thí nghiệm đóng vai trò là thu thập số liệu đối chứng.
b) Việc cho học sinh ngồi nghỉ ngơi trong 5 phút trước khi thực hiện vận động giúp nhịp tim ở ổn định và có trạng thái sinh lý bình thường.
c) Ngay sau vận động là thời điểm tim đập nhanh nhất, ghi nhận để đánh giá mức thay đổi rõ nhất.
d) Đo nhịp tim mỗi phút sau vận động trong vài phút tiếp theo để kéo dài thời gian thí nghiệm.
Câu 22 Người ta nuôi cấy chủng vi khuẩn E. coli trong môi trường không chứa lactose. Sau đó, ở phút thứ 2, một lượng lactose được thêm vào môi trường. Mức biểu hiện của gene Lac Z (mã hóa enzyme β-galactosidase) được theo dõi bằng cách đo lượng mRNA (đơn vị tính: ng/mL) tại các thời điểm khác nhau. Kết quả được ghi lại như sau:
a) Gene Z được kích hoạt ngay khi vi khuẩn được nuôi cấy và không phụ thuộc lactose.
b) Lactose đóng vai trò là chất cảm ứng lactose liên kết với chất ức chế, làm chất ức chế không gắn được vào vùng vận hành, cho phép gene Z được phiên mã
c) Tốc độ phiên mã của gene Lac Z đạt cao nhất sau 15 phút nuôi cấy.
d) Nếu chủng vi khuẩn E. coli mất khả năng tổng hợp protein ức chế thì gene Z vẫn được phiên mã liên tục khi cạn kiệt nguồn lactose.
Câu 23 Tại vùng biển Caribe, các nhà khoa học theo dõi quần thể cá mập đầu búa (Sphyrna mokarran) trong hơn 60 năm. Ban đầu, phần lớn cá mập trong quần thể có vây đuôi thẳng đứng ngắn, chỉ một số rất ít mang đột biến vây đuôi dài và cong về phía trên. Từ năm 1960, khi các dòng hải lưu thay đổi và tốc độ dòng chảy tăng mạnh, cá mập có vây đuôi dài và cong tỏ ra bơi linh hoạt và tiết kiệm năng lượng hơn, nhờ đó bắt mồi hiệu quả hơn và ít bị tiêu hao sức lực khi di chuyển xa. Sau hơn 3 thế hệ (khoảng 45 năm), tỉ lệ cá mập có vây đuôi cong tăng lên chiếm 82% quần thể, trong khi cá mập vây đuôi ngắn giảm mạnh. Các nhà khoa học xác định rằng: hình dạng vây đuôi do một gene có 2 allele quy định, và allele đột biến là allele trội. Dưới đây là các sự kiện sinh học liên quan: 5. Các cá thể có vây đuôi cong có ưu thế về khả năng sinh tồn và sinh sản nên được chọn lọc tự nhiên giữ lại. 6. Sự phát sinh đột biến ở gene quy định hình dạng vây đuôi tạo ra allele trội mới. 7. Thông qua sinh sản, allele trội lan rộng trong quần thể cá mập. 8. Quần thể cá mập hình thành đặc điểm thích nghi với dòng chảy mạnh của vùng biển mới. Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành quần thể thích nghi của quần thể các mập đầu búa.
Câu 24 Ba dòng tế bào lai giữa tế bào người và chuột được ký hiệu là A, B, C. Mỗi dòng có thể mang một số nhiễm sắc thể từ 1 đến 8 của người. Nếu một gene bất kỳ quy định một loại enzyme nằm trên nhiễm sắc thể nào thì nhiễm sắc thể đó phải có mặt trong dòng tế bào lai (được đánh dấu
Câu 25 Ở một loài thực vật, allele A quy định hạt vàng, trội hoàn toàn so với allele a quy định hạt trắng. Khi lai cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt trắng thu được F₁. Cho các cây F₁ tự thụ phấn được F₂. Trong quần thể cây hạt vàng ở F₂, tần số allele A là bao nhiêu? (Trả lời bằng số thập phân, chính xác đến 2 chữ số sau dấu phẩy)
Câu 26 Ở ruồi giấm, xét hai cặp gene A, a và B, b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường, mỗi
Câu 27 Hình 8 minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái bao gồm các loài sinh vật A, B, C, D, E, F, H. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có bao nhiêu mắt xích?
Câu 28 Trong các buổi học thực địa tại một số khu bảo tồn sinh thái, học sinh được quan sát nhiều ví dụ phong phú về mối quan hệ giữa các loài trong tự nhiên. Một số loài có mối quan hệ hỗ trợ để tồn tại và phát triển, trong khi một số loài khác có mối quan hệ đối kháng lẫn nhau. Hiểu rõ các mối quan hệ này giúp con người có ý thức hơn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học và giữ gìn cân bằng sinh thái.