Đề thi thử giữa học kỳ 1 môn Địa Lý lớp 10 online - Mã đề 03
Cài đặt đề thi
Chưa xem
Đã trả lời
Bạn có thể thử làm lại bài thi lần nữa
Trả lời đúng
Trả lời sai
Câu đúng
Câu sai
Điểm của bạn là
0
Làm lại lần nữa
Làm đề khác
Danh sách câu hỏi
Bấm vào ô số để xem câu hỏi
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7
-
8
-
9
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19
-
20
-
21
-
22
-
23
-
24
-
25
-
26
-
27
-
28
-
29
-
30
-
31
-
32
-
33
-
34
-
35
-
36
-
37
-
38
-
39
-
40
-
Vui lòng cài đặt đề thi trước khi làm bài
Câu 1
Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ môn khoa học nào?
Lời giải :
Đáp án B
Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ khoa học Địa lí. Địa lí học gồm địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội. Hai bộ phận này gắn bó chặt chẽ, quan hệ mật thiết với nhau, phản ánh sinh động thực tế cuộc sống.
Câu 2
Kiến thức địa lí kinh tế - xã hội định hướng nhóm ngành nghề nào dưới đây?
Lời giải :
Đáp án B
Với những kiến thức về tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới, các em cũng có thể tham gia hoạt động vào các ngành thương mại, tài chính, dịch vụ, đặc biệt là trong ngành du lịch.
Câu 3
Học Địa lí giúp người học hiểu biết hơn về những đặc điểm gì của địa phương?
Lời giải :
Đáp án C
Học Địa lí sẽ làm cho kho tàng kiến thức, vốn hiểu biết của các em về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất ở các nơi trên thế giới ngày càng thêm phong phú, giúp các em hiểu hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu, cũng như vai trò của từng địa phương đối với thế giới.
Câu 4
So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt nào sau đây?
Lời giải :
Đáp án D
Khác với các môn học khác, môn Địa lí mang tính chất tổng hợp, bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội. Môn Địa lí có mối liên quan với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học và các môn Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, ...
Câu 5
Kiến thức về địa lí tự nhiên định hướng ngành nghề nào dưới đây?
Lời giải :
Đáp án D
Từ những kiến thức về địa lí tự nhiên (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, sinh vật và môi trường), các em có thể tham gia vào các hoạt động của ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thiết kế quy hoạch các công trình nông nghiệp, quản lý đất đai và bảo vệ môi trường.
Câu 6
Phương pháp nào thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian?
Lời giải :
Đáp án D
Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí theo từng lãnh thổ (đối tượng địa lí) bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ ->Phương pháp bản đồ - biểu đồ thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian.
Câu 7
Phương pháp nào thường dùng để biểu hiện loại đối tượng địa lí không phân bố ở mọi nơi trên lãnh thổ, mà chỉ tập trung ở một khu vực nhất định?
Lời giải :
Đáp án A
Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng, đối tượng địa lí phân bố phân tán nhỏ lẻ trong không gian (tập trung ở một khu vực nhất định). Mỗi chấm điểm tương ứng với một số lượng hoặc giá trị của đối tượng nhất định. Ví dụ: phân bố dân cư, phân bố các điểm chăn nuôi,…
Câu 8
Để thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp gì?
Lời giải :
Đáp án C
Phương pháp khoanh vùng thể hiện những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định ->Để thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp khoanh vùng.
Câu 9
Sự phân bố các cơ sở chăn nuôi thường được biểu hiện bằng phương pháp nào sau đây?
Lời giải :
Đáp án C
Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng, đối tượng địa lí phân bố phân tán nhỏ lẻ trong không gian. Mỗi chấm điểm tương ứng với một số lượng hoặc giá trị của đối tượng nhất định. Ví dụ: phân bố dân cư, phân bố các điểm chăn nuôi,…
Câu 10
Để thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng phương pháp gì?
Lời giải :
Đáp án A
Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội ->Để thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng phương pháp đường chuyển động.
Câu 11
Muốn giải thích sự phân bố của một số trung tâm công nghiệp thực phẩm, cần sử dụng bản đồ công nghiệp và các bản đồ nào?
Lời giải :
Đáp án D
Để giải thích sự phân bố của một số trung tâm công nghiệp thực phẩm, cần sử dụng bản đồ công nghiệp và các bản đồ nông nghiệp, ngư nghiệp. Để phát triển công nghiệp thực phẩm thì phải nguồn nguyên liệu đồi dào từ ngành nông, lâm và ngư nghiệp kết hợp với sự phát triển của các trung tâm công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp chế biến.
Câu 12
Bản đồ có tỉ lệ 1:300.000, thì 7cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là bao nhiêu?
Lời giải :
Đáp án B
Khoảng cách thực địa = Khoảng cách trên bản đồ x tỉ lệ bản đồ. Đổi ra đơn ki-lô-mét (km). Khoảng cách thực địa = 7×300 000 = 2 100 000 (cm) = 21 (km).
Câu 13
Bản đồ địa lí không thể cho biết nội dung gì?
Lời giải :
Đáp án A
Bản đồ địa lí thường thể hiện các nội dung về hình dáng một lãnh thổ bất kì, sự phân bố các đối tượng dân cư, kinh tế-xã hội, đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lí của một đối tượng bất kì,… Bản đồ địa lí không thể hiện được lịch sử phát triển tự nhiên.
Câu 14
Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để làm gì?
Lời giải :
Đáp án D
Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để học tập, nghiên cứu kiến thức về các đối tượng địa lí và rèn luyện các kĩ năng địa lí.
Câu 15
Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần yếu tố nào?
Lời giải :
Đáp án D
Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần các đối tượng địa lí được thể hiện ở chú giải và hiểu về các kí hiệu thể hiện trên bản đồ -> Tìm hiểu được bản đồ thể hiện nội dung thế nào và mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.
Câu 16
Thiết bị nào bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?
Lời giải :
Đáp án B
GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu GPS nhận thông tin này để xác định vị trí của đối tượng trên mặt đất, được hiển thị thông qua hệ toạ độ địa lí và độ cao tuyệt đối.
Câu 17
Ứng dụng nào không thuộc bản đồ số?
Lời giải :
Đáp án D
Bằng các thiết bị điện tử thông minh, chúng ta có thể tự lựa chọn những địa điểm mà mình muốn đến. Nhiều loại bản đồ khác nhau như Google Maps, Apple Maps, Here Maps,... sẽ giúp chọn tuyến đường ngắn nhất, thuận tiện nhất, xác định phương hướng và điều hướng cho người sử dụng.
Câu 18
GPS do quốc gia nào xây dựng, vận hành và quản lí?
Lời giải :
Đáp án A
GPS do Bộ Quốc phòng Hoa Kì thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lí. Ban đầu GPS phục vụ cho mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980, Chính phủ Hoa Kì cho phép sử dụng trong dân sự.
Câu 19
Mục đích ban đầu ra đời của GPS phục vụ lĩnh vực nào?
Lời giải :
Đáp án B
GPS do Bộ Quốc phòng Hoa Kì thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lí. Ban đầu GPS phục vụ cho mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980, Chính phủ Hoa Kì cho phép sử dụng trong dân sự.
Câu 20
GPS và bản đồ số dùng để điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị với không có chức năng nào?
Lời giải :
Đáp án D
- GPS và bản đồ số dùng để dẫn đường, quản lý và điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị với các chức năng như: xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển, các cung đường có thể sử dụng; quản lý, giám sát, lưu trữ lộ trình đường đi của đối tượng (phương tiện giao thông, các cơn bão,...); tính số ki-lô-mét đã di chuyển và cước phí cho xe buýt, xe khách, xe taxi, xe ôm công nghệ,..., chống trộm cho các phương tiện,...
- Ngoài ra, GPS và bản đồ số còn dùng để tìm người, thiết bị đã mất hay để đánh dấu địa điểm khi chụp ảnh cũng như tối ưu hoá kết quả tìm kiếm dựa trên khu vực,...
Câu 21
Để biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào yếu tố nào?
Lời giải :
Đáp án A
Để biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào sự thay đổi của các sóng địa chấn.
Câu 22
Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp nào?
Lời giải :
Đáp án B
Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp: nhân, lớp Manti, vỏ đại Dương và vỏ lục địa.
Câu 23
Nền của các lục địa được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá nào sau đây?
Lời giải :
Đáp án D
Nền của các lục địa được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá granit (đá granit có độ cứng cao, ít thấm nước, chịu xước, mài mòn,…).
Câu 24
Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày là bao nhiêu?
Lời giải :
Đáp án B
Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo và độ dày, vỏ Trái Đất được chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Câu 25
Nhân Trái Đất còn có tên gọi khác là gì?
Lời giải :
Đáp án D
- Nhân ngoài có độ sâu từ 2900 đến 5100km, nhiệt độ rất cao (khoảng 50000C), áp suất rất lớn (1,3 - 3,1 triệu atm), tồn tại ở thể lỏng.
- Nhân trong có độ sâu từ 5100 đến 6370km, nhiệt độ rất cao, áp suất rất lớn (3 - 3,5 triệu atm), tồn tại ở dạng rắn.
- Nhân Trái Đất chứa nhiều kim loại nặng Ni, Fe còn được gọi là Nife.
Câu 26
Những nơi trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
Lời giải :
Đáp án D
Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở vùng nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm, chí tuyến Bắc và Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần/năm, vùng ngoại chí tuyến (từ vòng cực về hai cực Bắc/Nam) không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 27
Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng như thế nào?
Lời giải :
Đáp án A
Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở vùng nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm, chí tuyến Bắc và Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần/năm, vùng ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 28
Những nơi nào trong năm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
Lời giải :
Đáp án B
Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở vùng nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm, chí tuyến Bắc và Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần/năm, vùng ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 29
Nơi nào trong một năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh?
Lời giải :
Đáp án A
Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở vùng nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm. Ở xích đạo rơi vào ngày 21/3 và 23/9 có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 30
Tại cùng một thời điểm, nếu ở phía tây đường chuyển ngày quốc tế là ngày 28/02/2022 thì ở phía đông sẽ là ngày bao nhiêu?
Lời giải :
Đáp án A
Nếu đi từ phía tây sang phía đông (theo chiều tự quay của Trái Đất) qua kinh tuyến 180° thì lùi lại một ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì phải tăng thêm một ngày lịch -> Tại cùng một thời điểm, nếu ở phía tây đường chuyển ngày quốc tế là ngày 28/02/2022 thì ở phía đông sẽ là ngày 27/02/2022.
Câu 31
Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng nào?
Lời giải :
Đáp án D
Nội lực tác động tới địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo như vận động theo phương thẳng đứng (nâng lên hạ xuống, hiện tượng biển tiến và biến thoái) và theo phương nằm ngang (nén ép và tách dãn). Xu hướng chung của nội lực là tạo ra sự gồ ghề, cao thấp, mấp mô của địa hình mặt đất. Hiện tượng bão, lụt, hạn hán,… là do tác động của ngoại lực gây ra.
Câu 32
Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng nào?
Lời giải :
Đáp án B
Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh. Điển hình là vành đai lửa Thái Bình Dương, đây là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vùng lòng chảo Thái Bình Dương, hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000 km.
Câu 33
Nhận định nào không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?
Lời giải :
Đáp án B
Tầng đá trầm tích có đặc điểm: là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; phân bố không liên tục khắp bề mặt Trái Đất, có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km => Nhận định: Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam là không đúng.
Câu 34
Thung lũng sông Hồng được hình thành do hiện tượng gì?
Lời giải :
Đáp án C
Đứt gãy Sông Hồng là một hệ thống đứt gãy trượt bằng gồm đứt gãy chính và nhiều đứt gãy phụ kéo dài từ Duy Tây, Vân Nam, Trung Quốc chạy dọc thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ, với chiều dài trên 1560 km -> Ở Việt Nam, sông Hồng chảy trên một đứt gãy kiến tạo.
Câu 35
Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là gì?
Lời giải :
Đáp án D
Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là: tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.
Câu 36
Châu thổ sông là kết quả trực tiếp của quá trình nào?
Lời giải :
Đáp án B
Bồi tụ là sự kết thúc của quá trình vận chuyển, làm tích tụ vật liệu tạo nên các dạng địa hình như: nón phóng vật (do dòng chảy tạm thời), bãi bồi và đồng bằng châu thổ (do dòng chảy thường xuyên),… -> Châu thổ sông là kết quả trực tiếp của quá trình bồi tụ.
Câu 37
Phong hoá hoá học chủ yếu do đâu?
Lời giải :
Đáp án C
Phong hoá hoá học là quá trình phá huỷ, làm biến đổi thành phần, tính chất của đá và khoáng vật do tác động của nước, nhiệt độ, các chất hoà tan trong nước (khí ô-xy, khí carbonic, a-xit hữu cơ, a-xit vô cơ,...) và sinh vật.
Câu 38
Nguyên nhân nào làm cho phong hoá lí học xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng?
Lời giải :
Đáp án B
Phong hoá lí học thường xảy ra mạnh ở những nơi nhiệt độ có sự dao động lớn theo ngày - đêm và ở những khu vực bề mặt có nước bị đóng băng. Ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn (ban ngày nhiệt độ rất cao, ban đêm nhiệt độ lại thấp) nên phong hoá lí học xảy ra mạnh.
Câu 39
Thung lũng sông là kết quả trực tiếp của quá trình gì?
Lời giải :
Đáp án A
Quá trình bóc mòn do dòng nước gọi là xâm thực, tạo thành các dạng địa hình khác nhau. Các địa hình như thung lũng sông, thung lũng suối do dòng chảy thường xuyên tạo nên.
Câu 40
Địa hình băng tích là kết quả trực tiếp của quá trình gì?
Lời giải :
Đáp án C
Quá trình bóc mòn do băng hà gọi là nạo mòn, tạo thành các dạng địa hình chủ yếu là máng băng, băng tích, phi-o, đá lưng cừu,… -> Địa hình băng tích là kết quả trực tiếp của quá trình bóc mòn.
Kết quả
Nộp bài
Kết quả
Hoàn thành
Trở thành Membership ngay
Bạn cần đăng ký/gia hạn thành viên để làm bài tập này
Phổ biến nhất
Gói bất tận
G-member 1 năm
Thanh toán mỗi năm 1 lần
1.998.000 vnđ/1năm
Tài liệu: xem toàn bộ
Đề thi: Được thi toàn bộ
Thư viện Mega: được xem toàn bộ tài liệu do Gmember chia sẻ
Khoá học đào tạo Mega: được học và thi toàn bộ
Khoá học độc quyền: mua theo giá ưu đãi
Khoá học trực tiếp tiếng Trung Beehive : học miễn phí
Khoá học trực tiếp tiếng Nhật Beehive: học miễn phí
Khoá học trực tiếp tiếng Anh Beehive: học miễn phí