Đề thi thử giữa học kỳ 1 môn Địa Lí lớp 12 online - Mã đề 03
Cài đặt đề thi
Chưa xem
Đã trả lời
Bạn có thể thử làm lại bài thi lần nữa
Trả lời đúng
Trả lời sai
Câu đúng
Câu sai
Điểm của bạn là
0
Làm lại lần nữa
Làm đề khác
Danh sách câu hỏi
Bấm vào ô số để xem câu hỏi
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7
-
8
-
9
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19
-
20
-
21
-
22
-
23
-
24
-
25
-
26
-
27
-
28
-
29
-
30
-
31
-
32
-
33
-
34
-
35
-
36
-
37
-
38
-
39
-
40
-
Vui lòng cài đặt đề thi trước khi làm bài
Câu 1
Ý nghĩa tích cực của vị trí địa lí nước ta không phải là gì?
Lời giải :
Đáp án D
Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta:
- Nước ta có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới.
- Vị trí địa lí cũng tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
- Nước ta có những nét chung về lịch sử, văn hóa với các nước láng giềng => tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta cùng chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực.
=>Loại đáp án A, B, C
Bên cạnh các tác động tích cực, vị trí địa lí nước ta cũng gặp nhiều hạn chế như thường xuyên xảy ra các vấn đề tranh chấp biển Đông, ranh giới trên đất liền với Trung Quốc.
Câu 2
Vùng đồi núi có nhiều phong cảnh đẹp, mát mẻ thích hợp phát triển ngành nào sau đây?
Lời giải :
Đáp án B
Miền núi có phong cảnh đẹp, mát mẻ => thu hút nhiều khách du lịch nghỉ dưỡng => phát triển du lịch.
Câu 3
Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam là do đâu?
Lời giải :
Đáp án B
Trường Sơn Bắc chủ yếu là địa hình đồi núi thấp và trung bình, độ cao lớn nhất không quá 2000m, đồng bằng nhỏ hẹp ở ven biển. Trường Sơn Nam có đia hình núi cao, một số dãy núi cao trên 2000m nhưng không đến 3000m như núi Ngọc Linh (2598m – đỉnh núi cao nhất ở Trường Sơn Nam), Lang Biang (2187m),… và chủ yếu là các cao nguyên badan xếp tầng 500 – 800 – 1000m như cao nguyên Lâm Viên, Kon Tum, Mơ Nông, Pleiku,…
Câu 4
Loại gió nào thổi vào nước ta mang lại thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông cho miền Bắc?
Lời giải :
Đáp án C
Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa cuối mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn
Câu 5
Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải nào?
Lời giải :
Đáp án C
Nước ta nằm trên ngã tư hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng -> thuận lợi giao lưu với các nước, là cửa ngõ ra biển cửa Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia, Tây Nam Trung Quốc
=> vì vậy thế mạnh này sẽ được phát huy nếu kết hợp xây dựng giao thông đường biển và hàng không.
Câu 6
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6- 7, hãy cho biết vịnh biển Thái Lan nằm ở vùng nào?
Lời giải :
Đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, xác định được vị trí của vịnh biển vịnh Thái Lan (dấu hiệu: có kí hiệu chữ lớn nhất) và thấy vịnh biển Thái Lan nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 7
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết Khu kinh tế biển Dung Quất thuộc tỉnh nào?
Lời giải :
Đáp án D
B1. Xác định kí hiệu Khu kinh tế biển (xem bảng chú giải chung trang 3).
B2. Căn cứ vào Bản đồ tự nhiên (trang 28 Atlat ĐLVN) xác định vị trí Khu kinh tế biển Dung Quất.
B3. Căn cứ vào Bản đồ hành chính (trang 4 -5 Atlat ĐLVN) -> xác định được Khu kinh tế biển Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Câu 8
Nước ta nằm ở vị trí nào sau đây?
Lời giải :
Đáp án A
Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
Câu 9
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào sau đây?
Lời giải :
Đáp án B
- B1. Xác định vị trí đèo Ngang trên bản đồ Atlat ĐLVN trang 13.
- B2. Xác định tên các tỉnh nơi phân bố đèo Ngang.
=> Chỉ ra được hai tỉnh là Hà Tĩnh và Quảng Bình
Câu 10
Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai khối khí hoạt động theo mùa nào?
Lời giải :
Đáp án C
Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai khối khí hoạt động theo mùa là: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
Câu 11
Hiện tượng hoang mạc hóa xảy ra mạnh nhất ở khu vực ven biển nào sau đây?
Lời giải :
Đáp án B
Ở miền Trung nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai. Đặc biệt là ở khu vực hai tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận.
Câu 12
Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng nào?
Lời giải :
Đáp án C
Khu vực đồi núi nước ta được chia làm 4 vùng:
- Tây Bắc
- Đông Bắc
- Trường Sơn Bắc
- Trường Sơn Nam
Câu 13
Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do đâu?
Lời giải :
Đáp án D
Vào cuối mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc => được tăng cường ẩm
=> thời kì này gió mang tính chất lạnh, ẩm và có mưa phùn.
Câu 14
Nội thủy là vùng như thế nào?
Lời giải :
Đáp án A
Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Vùng nội thủy cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
Câu 15
Theo nguồn gốc hình thành, địa hình khu vực đồng bằng nước ta gồm các dạng nào?
Lời giải :
Đáp án A
Khu vực đồng bằng nước ta chia làm 2 loại: đồng bằng châu thổ do phù sa sông ngòi bồi đắp (ĐBSH và ĐBSCL) và đồng bằng ven biển chủ yếu do phù sa biển bồi đắp (ĐB duyên hải miền Trung).
Câu 16
Khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương, điều hòa hơn là nhờ đâu?
Lời giải :
Đáp án D
Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn. Nhờ có biển Đông mà khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương, điều hòa hơn.
Câu 17
Nguyên nhân nào làm tăng cường độ ẩm ở nước ta?
Lời giải :
Đáp án A
Các khối khí di chuyển qua biển (trong đó có biển Đông) đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao, trên 80%.
Câu 18
Đặc điểm nào dưới đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta?
Lời giải :
Đáp án A
Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta theo từng đợt (phụ thuộc vào cường độ của khối không khí lạnh phương Bắc) và hoạt động xen kẽ với Tín phong Bắc bán cầu.
=> Đặc điểm “thổi liên tục trong suốt mùa đông“ là Sai
Câu 19
Nhờ có biển Đông nên khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu nào dưới đây?
Lời giải :
Đáp án B
Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, góp phần:
- Giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông.
- Làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè.
- Khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương, điều hòa hơn.
Câu 20
Cam Ranh là Cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng nào dưới đây?
Lời giải :
Đáp án A
Vùng Đông Bắc Cam-pu-chia có vị trí gần nhất với cảng Cam Ranh (thuộc duyên hải Nam Trung Bộ). Cam Ranh là Cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia.
Câu 21
Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta?
Lời giải :
Đáp án C
Mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta được thể hiện rõ nét nhất là dưới sự tác động của các quá trịnh ngoại lực (mài mòn, xâm thực, rửa trôi, vận chuyển, bồi tụ,…) thì các vật chất, bùn,… được vận chuyển về bồi tụ ở hạ lưu các con sông, tạo nên những đồng bằng rộng lớn như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long,…
Câu 22
Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho địa hình nước ta như thế nào?
Lời giải :
Đáp án C
Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- Đai nhiệt đới gió mùa có giới hạn đến 600 -700m ở miền Bắc và 900 – 1000m ở miền Nam.
=> Vì vậy đia hình 85% là đồi núi thấp (dưới 1000m) giúp bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
Câu 23
Các cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du là cơ sở để phát triển loại cây nào?
Lời giải :
Đáp án D
Cây công nghiệp, cây ăn quả là các cây có biên độ sinh thái hẹp, thích ứng với đất feralit, khí hậu ôn hòa thuận lợi => thích hợp nhất ở các cao nguyên, đồi trung du, bán bình nguyên.
Câu 24
Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là gì?
Lời giải :
Đáp án C
Địa hình đồi núi nước ta chiếm ¾ diện tích lãnh thổ địa nhưng địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông và đó cũng là trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay.
Câu 25
Mục tiêu chủ yếu của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta là gì?
Lời giải :
Đáp án A
Hoạt động kinh tế biến nước ta rất đa dạng: bao gồm 4 ngành chính: đánh bắt nuôi trồng hải sản, khai thác khoáng sản biển, du lịch biển, giao thông biển)
=> mục địch khai thác tổng hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
Câu 26
Địa điểm nào dưới đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhất?
Lời giải :
Đáp án B
Do tác động của dải hội tụ nhiệt đới cùng với sự dịch chuyển của bão chậm dần từ Bắc vào Nam nên mưa rất lớn ở Huế vào mùa đông. Chính vì vậy, Huế là một trong những trung tâm mưa lớn, nhiều nhất trong cả nước.
Câu 27
Ở miền khí hậu phía bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì sao?
Lời giải :
Đáp án D
Dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, chạy hướng Tây Bắc - Đông Nam đã tạo nên bức chắn địa hình lớn, ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây Bắc nước ta, làm cho Tây Bắc có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc.
Câu 28
Ở đồng bằng Sông Cửu Long về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn, chủ yếu do đâu?
Lời giải :
Đáp án B
Vào mùa cạn, mực nước sông hạ thấp + địa hình thấp, không có đê bao bọc
=> Nước biển dễ dàng xâm nhập sâu vào đất liền.
Câu 29
Lượng ẩm cao do biển Đông mang lại đã ảnh hưởng ra sao đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta?
Lời giải :
Đáp án C
- Biển Đông với nguồn ẩm dồi dào đã mang lại lượng mưa lớn cho lãnh thổ nước ta => làm cho thảm thực vật phát triển xanh tốt quanh năm.
=> đúng
- Các đáp án còn lại:
+ A: thiên nhiên phong phú đa dạng là do vị trí địa lí quy định, không phải do độ ẩm.=> loại
+ B. cảnh quan rừng chiếm ưu thế là do địa hình chủ yếu đồi núi => loại
+ D: quá trình tái sinh phục hồi rừng nhanh chóng -> do nhiều nhân tố: độ ẩm, nhiệt độ, nguồn nước, con người…
=> loại
Câu 30
Biển Đông có những đặc điểm gì?
Lời giải :
Đáp án A
Đặc điểm của Biển Đông là nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, là biển tương đối kín và là một biển rộng.
Câu 31
Tại sao nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000 mm/năm?
Lời giải :
Đáp án C
Các khối khí khi thổi vào nước ta đã đi qua biển mang theo một lượng hơi ẩm rất lớn, khi vào đến đất liền kết hợp với các dãy núi tạo nên những trung tâm mưa lớn.
Câu 32
Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là loại gió gì?
Lời giải :
Đáp án C
Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm và thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc.
Câu 33
Biển Đông là biển bộ phận của đại dương nào?
Lời giải :
Đáp án B
Biển Đông là một vùng biển rộng (3,477 triêụ km2), có diện tích lớn thứ 2 ở Thái Bình Dương.
Câu 34
Vùng biển mà Việt Nam hoàn toàn có chủ quyền kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền máy bay nước ngoài được tự do hoạt động nào?
Lời giải :
Đáp án D
Vùng biển mà Việt Nam hoàn toàn có chủ quyền kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền máy bay nước ngoài được tự do hoạt động là vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 35
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi yếu tố nào?
Lời giải :
Đáp án A
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
Câu 36
Bán bình nguyên điển hình nhất ở vùng nào sau đây?
Lời giải :
Đáp án B
Bán bình nguyên và đồi trung du đều là dạng địa hình nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng. Vùng Đông Nam Bộ có dạng địa hình bán bình nguyên điển hình với các bậc thềm phù sa cổ, …
Câu 37
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết đâu không phải là vườn quốc gia nằm trên đảo (quần đảo)?
Lời giải :
Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25:
B1. Xem kí hiệu vườn quốc gia ở bảng chú giải.
B2. Xác định vị trí các vườn quốc gia:
- Các vườn quốc gia nằm trên đảo (quần đảo) là: Cát Bà (trên đảo Cát Bà), Phú Quốc (trên đảo Phú Quốc), Côn Đảo (trên QĐ. Côn Sơn)
=> Loại đáp án A, C, D
- Vườn quốc gia Xuân Thủy thuộc lãnh thổ tỉnh Nam Đinh) và không nằm trên đảo.
Câu 38
Gió Tây khô nóng (gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc trưng nhất cho khu vực nào?
Lời giải :
Đáp án C
Gió tây nam khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phía nam Tây Bắc => gây nên hiệu ứng phơn khô nóng cho khu vực này, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ.
Câu 39
Khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là gì?
Lời giải :
Đáp án B
Bão, lũ lụt, hạn hán, cát bay là thiên tai chủ yếu ở đồng bằng.
=> Đáp án A, C, D sai.
Câu 40
Ở tỉnh Khánh Hòa có một đặc điểm tự nhiên rất đặc biệt là gì?
Lời giải :
Đáp án B
Điểm cực Đông nước ta ở vĩ độ 109024'Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Khoáng sản than và có nhiều đảo nhất là tỉnh Quảng Ninh còn thủy sản nhiều nhất là các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Kết quả
Nộp bài
Kết quả
Hoàn thành
Trở thành Membership ngay
Bạn cần đăng ký/gia hạn thành viên để làm bài tập này
Phổ biến nhất
Gói bất tận
G-member 1 năm
Thanh toán mỗi năm 1 lần
1.998.000 vnđ/1năm
Tài liệu: xem toàn bộ
Đề thi: Được thi toàn bộ
Thư viện Mega: được xem toàn bộ tài liệu do Gmember chia sẻ
Khoá học đào tạo Mega: được học và thi toàn bộ
Khoá học độc quyền: mua theo giá ưu đãi
Khoá học trực tiếp tiếng Trung Beehive : học miễn phí
Khoá học trực tiếp tiếng Nhật Beehive: học miễn phí
Khoá học trực tiếp tiếng Anh Beehive: học miễn phí