Đề minh hoạ kỳ thi THPTQG 2019 môn Hoá học có đáp án (Đề 2)

Cài đặt đề thi
Thời gian làm bài

Vui lòng cài đặt đề thi trước khi làm bài

Câu 1 :

Kim loại nào sau đây dẫn nhiệt tốt gấp 3 lần sắt và bằng 2/3 lần đồng?

Câu 2 :

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

Câu 3 :

X là chất lỏng, không màu, bốc hơi mạnh trong không khí ẩm. Ở điều kiện thường, khi có ánh sáng, dung dịch X đặc bị phân hủy một phần giải phóng khí nitơ đioxit. Chất X là

Câu 4 :

Hợp chất Y có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 . Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Z có công thức C 3 H 5 O 2 Na. Công thức cấu tạo của Y là

Câu 5 :

Ở điều kiện thích hợp, d ung dịch H 2 S không phản ứng với chất hoặc dung dịch chứa chất nào sau đây?

Câu 6 :

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai và là chất kh í ở điều kiện thường?

Câu 7 :

Kim loại Al phản ứng với dung dịch chứa chất nào sau đây?

Câu 8 :

Công thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là

Câu 9 :

Tơ nitron (tơ olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây?

Câu 10 :

Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất

Câu 11 :

Đồng phân của glucozơ là

Câu 12 :

H ematit nâu là một loại quặng sắt quan trọng dùng để luyện gang, thép. Thành phần chính của quặng hematit nâu là

Câu 13 :

Nung nóng hỗn hợp bột gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 75%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H 2 là 5,0. Tỉ lệ a : b là

Câu 14 :

Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol Na và 0,2 mol Al vào nước dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra V lít khí H 2 (đktc). Giá trị của V là

Câu 15 :

Cho các chất sau: glyxin, etylamin, phenylamoni clorua, natri phenolat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là

Câu 16 :

Lên men 45 gam glucozơ để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 80% thu được V lít khí CO 2 (đktc). Giá trị của V là

Câu 17 :

Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm CH 2 NH 2 CH 2 COOH và CH 3 CHNH 2 COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M, KOH 1,5M, thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

Câu 18 :

Cho các phát biểu về cách sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm hóa học:

( 1 ) Không dùng tay trực tiếp cầm hóa chất.

(2) Không đổ hóa chất này vào hóa chất khác.

(3) Hóa chất dùng xong nếu còn thừa, được đổ trở lại bình chứa.

(4) Không dùng hóa chất đựng trong những lọ không có nhãn ghi rõ tên hóa chất.

(5) Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất.

Số phát biểu đúng là

Câu 19 :

Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

Câu 20 :

Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Những monosaccarit mà dung dịch có khả năng hòa tan Cu(OH) 2 là:

Câu 21 :

Cho các nhận định sau:

(a) Ă n mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.

( b ) Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 .

(c) Các kim loại dẫn điện được là vì electron tự do trong tinh thể kim loại gây ra.

(d) Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.

Số nhận định đúng là

Câu 22 :

Cho C 2 H 4 (OH) 2 phản ứng với hỗn hợp gồm CH 3 COOH và HCOOH trong môi trường axit (H 2 SO 4 ), thu được tối đa số đieste là

Câu 23 :

Hòa tan Fe 3 O 4 vào dung dịch H 2 SO 4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO 4 , Cl 2 , Cu , KNO 3 . Số chất trong dãy tác dụng được với X là

Câu 24 :

Cho các polime: policaproamit, poli(vinyl clorua), polistiren, poli(phenol-fomanđehit), polietilen , poliisopren. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

Câu 25 :

Một loại đá vôi có chứa 80% CaCO 3 , 10,2% Al 2 O 3 và 9,8% Fe 2 O 3 về khối lượng. Nung đá ở nhiệt độ cao, thu được chất rắn có khối lượng bằng 73,6% khối lượng đá trước khi nung. Hiệu suất của quá trình phân hủy CaCO 3

Câu 26 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X gồm ba triglixerit cần vừa đủ 3,75 mol O 2 thu được 2,7 mol CO 2 . Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 50,4 gam X (xúc tác Ni, t o ) thu được hỗn hợp Y. Đun nóng Y với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là

Câu 27 :

Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:

X + 2NaOH t o X 1 + X 2 + X 3

X 1 + H 2 SO 4 t o X 4 (axit ađipic) + Na 2 SO 4

X 2 + CO x t , t o X 5

X 3 + X 5 xt , t o X 6 (este có mùi chuối chín) + H 2 O

Phát biểu sau đây sai ?

Câu 28 :

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO 3 ) 2 .

(b) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO 2 (hoặc Na[Al(OH) 4 ]).

(c) Sục khí H 2 S vào dung dịch FeCl 2 .

(d) Sục khí NH 3 tới dư vào dung dịch AlCl 3 .

(e) Sục khí CO 2 tới dư vào dung dịch NaAlO 2 (hoặc Na[Al(OH) 4 ]).

(g) Cho AgNO 3 vào dung dịch FeCl 3 .

Sau khi các phản ứng kết thúc, tổng số thí nghiệm thu được kết tủa là

Câu 29 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, trên catot xảy ra sự oxi hoá nước.

(b) Trong thực tế, để loại bỏ Cl 2 thoát ra trong phòng thí nghiệm ta phun khí NH 3 vào phòng.

(c) Khi cho thêm CaCl 2 vào nước cứng tạm thời sẽ thu được nước cứng toàn phần.

(d) Nguyên tắc để sản xuất gang là khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.

(e) Sục H 2 S vào dung dịch hỗn hợp FeCl 3 và CuCl 2 thu được 2 loại kết tủa.

(g) Cho NaNO 3 (rắn) tác dụng với H 2 SO 4 (đặc, t o ) để điều chế HNO 3 trong phòng thí nghiệm.

Số phát biểu đúng là

Câu 30 :

Hỗn hợp khí A chứa hai hiđrocacbon, hỗn hợp khí B chứa O 2 và O 3 (tỉ khối của B so với H 2 là 18,4). Trộn A và B theo tỉ lệ 1 : 2 về thể tích rồi đốt cháy thì chỉ còn CO 2 và hơi H 2 O theo tỉ lệ 8 : 7 về thể tích. Nếu dẫn 5 lít A qua nước brom dư thì thể tích khí còn lại 2 lít. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (các thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)

Câu 31 :

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng Mg vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol Cu(NO 3 ) 2 và b mol HCl khi nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch hỗn hợp X được biểu diễn như hình vẽ dưới đây:

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rút thanh Mg ra, thu được NO là sản phẩm khử duy nhất của N +5 . Tỉ lệ a : b là

Câu 32 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Ở nhi t độ thườn g , tất c c á c a min đ u tan n hi u trong nư c .

(b) Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.

(c) Tinh bột được tạo th à nh trong c â y x a nh nhờ quá t r ình quang hợp .

(d) Trong một phân tử chất béo luôn có 6 nguyên tử oxi.

(e) Vật liệu compozit có độ bền, độ nhịu nhiệt tốt hơn polime thành phần.

(g) Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa và nó xảy ra chậm hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

Số phát biểu đúng là

Câu 33 :

Điện phân (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) dung dịch chứa đồng thời 0,15 mol Cu(NO 3 ) 2 và 0,12 mol HCl trong thời gian t giờ với cường độ dòng điện không đổi 2,68A thì ở anot thoát ra 0,672 lít khí (đktc) và thu được dung dịch X. Dung dịch X hòa tan tối đa m gam bột sắt (sản phẩm khử của NO là khí NO duy nhất). Giá trị của t và m lần lượt là

Câu 34 :

Hỗn hợp X gồm (CH 3 COO) 3 C 3 H 5 , CH 3 COOCH 2 CH(OOCCH 3 )CH 2 OH, CH 3 COOH, CH 3 COOCH 2 CHOHCH 2 OH và CH 2 OHCHOHCH 2 OH trong đó CH 3 COOH chiếm 10% tổng số mol hỗn hợp. Đun nóng m gam hỗn hợp X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 20,5 gam natri axetat và 0,604m gam glixerol. Để đốt cháy m gam hỗn hợp X cần V lít O 2 (đktc). Giá trị của V gần nhất

Câu 35 :

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al và Al 2 O 3 trong 200,0 ml dung dịch NaOH 2M , thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H 2 (đktc). Thêm 300,0 ml hoặc 700,0 ml dung dịch HCl yM vào dung dịch Y đều thu được cùng một lượng kết tủa có khối lượng m gam. Giá trị gần nhất của m

Câu 36 :

Cho các bước ở thí nghiệm sau:

- Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.

- Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.

- Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng.

Nhận định nào sau đây là sai ?

Câu 37 :

Cho 3 ống nghiệm riêng biệt lần lượt chứa 3 chất tan X, Y, Z trong nước (tỉ lệ mol n X : n Y : n Z = 1 : 2 : 3). Tiến hành các thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho dung dịch KOH dư lần lượt vào 3 ống nghiệm trên thì thu được tổng số mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là a mol.

- Thí nghiệm 2: Cho dung dịch Ca(OH) 2 dư lần lượt vào 3 ống nghiệm trên thì thu được tổng số mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là b mol.

- Thí nghiệm 3: Đun nóng 3 ống nghiệm trên thu được tổng số mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là c mol. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và c < a < b. Ba chất X, Y, Z lần lượt là

Câu 38 :

Hỗn hợp E gồm 3 chất: X (là este của amino axit); Y và Z là hai peptit mạch hở, hơn kém nhau một nguyên tử nitơ (đều chứa ít nhất hai loại gốc amino axit, M Y < M Z ). Cho 36 gam E tác dụng vừa đủ với 0,44 mol NaOH, thu được 7,36 gam ancol no, đơn chức, mạch hở và 45,34 gam ba muối của glyxin, alanin, valin (trong đó có 0,1 mol muối của alanin). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 36 gam E trong O 2 dư, thu được CO 2 , N 2 và 1,38 mol H 2 O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là

Câu 39 :

Hòa tan hoàn toàn 8,6 gam hỗn hợp Al, Mg, Fe, Zn vào 100 gam dung dịch gồm KNO 3 1M và H 2 SO 4 2M, thu được dung dịch X chứa 43,25 gam muối trung hòa và hỗn hợp khí Y (trong đó H 2 chiếm 4% khối lượng Y). Cho một lượng KOH vào X, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kết tủa Z (không có khí thoát ra). Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 12,6 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO 4 trong X gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu 40 :

Thủy phân hết 0,05 mol hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X (C x H y O z N 3 ) và Y (C n H m O 6 N t ), thu được hỗn hợp gồm 0,07 mol glyxin và 0,12 mol alanin. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,1 mol Y trong dung dịch HCl dư, thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là