Bài tập phương pháp tăng giảm khối lượng cực hay có lời giải chi tiết (P2)

Cài đặt đề thi
Thời gian làm bài

Vui lòng cài đặt đề thi trước khi làm bài

Câu 1 :

Chia 7,8 gam hỗn hợp ancol etylic và một ancol đồng đẳng thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với Na thu được 1,12 lít H 2 (đktc). Phần 2 đun nóng với 15g axit axetic (có H 2 SO 4 đặc xúc tác). Biết hiệu suất các phản ứng este đều bằng 80%. Tính khối lượng este thu được.

Câu 2 :

Cho 5,76g axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaC O 3 thu được 7,28g muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn X là:

Câu 3 :

Chất X có công thức C 7 H 8 , có mạch cacbon hở. Khi cho X tác dụng với dung dịch AgN O 3 /NH 3 thì thu được một chất Y có khối lượng mol phân tử lớn hơn X là 214g. Công thức cấu tạo của X là:

Câu 4 :

Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MC O 3 và N 2 (C O 3 ) 3 bằng dung dịch HC l dư, thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan, m có giá trị là

Câu 5 :

Nhúng 1 thanh nhôm nặng 45 gam vào 400 mL dung dịch CuS O 4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là

Câu 6 :

Hòa tan 5,94 gam hỗn hợp 2 muối clorua của 2 kim loại A, B (đều có hoá trị II) vào nước được dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl - có trong dung dịch X người ta cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgN O 3 thu được 17,22 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị m là

Câu 7 :

Một bình cầ u dung tích 448 ml được nạp đầy oxi rồi cân. Phóng điện để ozon hoá, sau đó nạp thêm cho đầy oxi rồi cân. Khối lượng trong hai trường hợp chênh lệch nhau 0,03 gam. Biết các thể tích nạp đều ở đktc. Thành phần % về thể tích của ozon trong hỗn hợp sau phản ứng là

Câu 8 :

Hoà tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp MC O 3 và M'C O 3 vào dung dịch HC l thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn thu được 5,1 gam muối khan. Giá trị của V là

Câu 9 :

Cho 1,26 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng tạo ra 3,42 gam muối sun f at. Kim loại đó là

Câu 10 :

Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y bằng dung dịch HC l ta thu được 12,71gam muối khan. Thể tích khí H 2 thu được (đktc) là

Câu 11 :

Cho hoà tan hoàn toàn a gam Fe 3 O 4 trong dung dịch HC l , thu được dung dịch D, cho D tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa để ngoài không khí đến khối lượng không đổi nữa, thấy khối lượng kết tủa tăng lên 3,4 gam. Đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi được b gam chất rắn. Giá trị của a, b lần lượt:

Câu 12 :

Cho 8 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe tác dụng hết với 200 mL dung dịch CuS O 4 đến khi phản ứng kết thúc, thu được 12,4 gam chất rắn B và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc và nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 8 gam hỗn hợp gồm 2 oxit. Khối lượng Mg và Fe trong A lần lượt là

Câu 13 :

Cho 8 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe tác dụng hết với 200 mL dung dịch CuS O 4 đến khi phản ứng kết thúc, thu được 12,4 gam chất rắn B và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc và nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 8 gam hỗn hợp gồm 2 oxit. Nồng độ mol của dung dịch CuS O 4

Câu 14 :

Cho 8 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe tác dụng hết với 200 mL dung dịch CuS O 4 đến khi phản ứng kết thúc, thu được 12,4 gam chất rắn B và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc và nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 8 gam hỗn hợp gồm 2 oxit. Thể tích NO thoát ra khi hoà tan B trong dung dịch HN O 3 dư là

Câu 15 :

Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxit Fe 2 O 3 , MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300 mL dung dịch H 2 SO 4 0,1M thì khối lượng hỗn hợp các muối sun f at khan tạo ra là